Lễ ăn hỏi trọn gói
Cưới Hỏi Lại Hằng được thành lập từ năm 2009, đến nay với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức dịch vụ cưới hỏi đã tạo dựng cho mình được Thương Hiệu uy tín cũng như niềm tin vững chắc nơi khách hàng, giúp cho tất cả các khách hàng đến với cưới hỏi Lại Hằng có 1 đám cưới hoàn hảo và ý nghĩa.
Vì sao thời gian qua, hàng nghìn gia đình đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ Sắp Lễ Ăn Hỏi tại Cưới Hỏi Trọn Gói Lại Hằng:
Khách hàng thường tìm đến Chúng tôi để đặt Lễ ăn hỏi bởi vì các mâm lễ Đầy Đặn được thiết kế đẹp mắt sử dụng nguyên liệu 100- là đặc sản gia truyền nổi tiếng như: bánh cốm Nguyễn Ninh, Mứt sen trần Hàng Điếu, Chè Tân Cương Thái Nguyên, Cau đông Hải Phòng, Hoa Quả nhập, Hoa tươi trang trí… chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả với những khách hàng khó tính nhất…. Cưới Hỏi Trọn Gói Lại Hằng tự hào là đơn vị số 1 tráp ăn hỏi tại Hà Nội mẫu mã đa dạng, thiết kế hiện đại hợp với xu hướng mới, đảm bảo sẽ giúp bạn hoàn thành trọn vẹn ngày lễ ăn hỏi trọng đại của gia đình…
Lễ ăn hỏi trọn gói - Cập nhật 2023
Tráp lễ ăn hỏi là thủ tục không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Cưới Hỏi Lại Hằng sẽ chia sẻ với các những yêu cầu, cũng như cách sắp xếp đẹp mắt cho một tráp lễ ăn hỏi.
1. Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn xác định quan hệ hôn nhân. Cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai. Lễ ăn hỏi thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai. Lễ ăn hỏi nhằm chúc phúc cho cô dâu chú rể, chung thủy sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Theo truyền thống, lễ ăn hỏi thể hiện cho sự khởi đầu của chặng đường về chung một nhà của cô dâu, chú rể. Đây là cơ hội để nhà trai thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng vợ, con, cháu gái. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai. Lễ ăn hỏi nhằm chúc phúc cho cô dâu chú rể, chung thủy sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Ngoài ra, lễ ăn hỏi còn mang hàm ý báo cáo và thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, biết ơn với tổ tiên của hai bên gia đình. Nhất là với đám cưới – sự kiện quan trọng của cả một đời người nên nhất thiết phải có một cái “lễ lớn” để báo cáo với tổ tiên, ông bà và mời ông bà về tham dự và chứng kiến cho con cháu, phù hộ và bảo bọc cho đôi tân lang tân nương sống hòa thuận, trăm năm hảo hợp.
2. Tráp lễ ăn hỏi là gì?
Tráp lễ ăn hỏi là các lễ vật được nhà trai mang tới nhà gái để bàn chuyện cưới, xin dâu vào ngày lễ ăn hỏi. Mỗi tráp sẽ đựng một món đồ lễ vật khác nhau. Tùy vào mỗi vùng miền, địa phương mà tráp lễ vật sẽ là những món đồ khác nhau. Nhưng thông thường, tráp lễ sẽ bao gồm trầu cau, bánh cưới, xôi hoặc thủ lợn…
Lễ vật trong lễ ăn hỏi mang hàm ý báo cáo và thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, biết ơn của nhà trai với nhà gái. Đây cũng là các món lễ được nhà gái thách cưới, như một điều kiện đưa ra cho nhà trai mới chấp nhận gả con gái.
3. Ý nghĩa của tráp lễ ăn hỏi?
Lễ vật trong đám hỏi đều mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Theo phong tục xưa, đó là những lễ vật tối thiểu. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng lễ vật có thể thêm bớt tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Mâm lễ đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của họ nhà trai. Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ. Ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới. Từ đó chính là tấm lòng, sự yêu thương, trân trọng dành cho người con dâu tương lai, người vợ của bên nhà trai.
Ý nghĩa của tráp ăn hỏi còn là vật phẩm dâng lên tổ tiên bên nhà gái; cầu xin sự chứng giám; phù hộ cho hạnh phúc của con cháu; là sự dâng báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại của gia đình. Vì vậy các tráp ăn hỏi cần được trang trí, sắp xếp lịch sự, gọn gàng, đẹp mắt.
4. Có thể bỏ tráp lễ ăn hỏi không?
Với ý nghĩa quan trọng, là thủ tục thể hiện thành ý, sự quý mến, tôn trọng của nhà trai với cô dâu, cũng như nhà gái, nên không thể bỏ qua tráp lễ ăn hỏi. Tráp ăn hỏi còn là thủ tục có từ lâu đời và cốt lõi trong ngày vu quy của Việt Nam. Hiện đại, nó đã được giản lược đi nhiều so với thời xưa, thời gian ngắn hơn và khoảng cách từ lễ ăn hỏi đến ngày cưới chính cũng gần hơn. Tuy nhiên, các gia đình tổ chức hôn lễ vẫn không bỏ thủ tục này. Tráp lễ ăn hỏi như sự trao duyên, chúc phúc cho đôi vợ chồng son sống bền lâu bên nhau.
5. Tráp lễ ăn hỏi gồm những gì?
Tùy theo điều kiện tài chính cũng như nhu cầu của mỗi gia đình mà số lượng các lễ vật có thể khác nhau. Tuy nhiên, bắt buộc phải có tối thiểu từ 3 lễ vật trở lên. Phổ biến nhất hiện nay là các mẫu lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp và 9 tráp. Một số gia đình nhà gái có thể yêu cầu 11 tráp. Số lượng tráp ăn hỏi miền Bắc và Trung thường là 5 tráp (trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu thuốc, hoa quả) nhưng có thể có thêm đôi nến tơ hồng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên họ nhà gái.
Số lượng tráp ăn hỏi miền Nam thường là số chẵn (6, 8 hoặc 10) để thể hiện ý nghĩa phát tài, phát lộc, trọn vẹn hôn nhân. Lễ vật ăn hỏi miền Nam thường là trầu cau, rượu thuốc, trà bánh, mâm xôi gà và hoa quả. Mặc dù có sự khác nhau, tuy nhiên, lễ ăn hỏi ở cả 3 miền cũng có những nét tương đồng về các mâm lễ chính như trầu cau, bánh cưới, lễ đen…
6. Ý nghĩa các đồ lễ trong tráp ăn hỏi
Mỗi một lễ vật bắt buộc trong tráp lễ Việt đều có ý nghĩa riêng cầu chúc cho hạnh phúc của cô dâu chú rể khi về chung nhà.
Trầu cau
Mỗi tráp trầu cau cần có một buồng cau từ 60 - 100 quả chẵn, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Ngoài ra, để chuẩn bị cho tráp trầu cau thêm đẹp mắt, gia đình cũng cần trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng đẹp mắt. lựa chọn buồng cau quả tròn đều, xanh. Phong tục từ Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu được tráp trầu cau. Đây là buổi gặp gỡ thưa chuyện giữa hai họ để xin phép về đám cưới sắp diễn ra. Mặt khác, miếng trầu cau hòa quyện cùng vôi trắng khi ăn tạo ra màu đỏ như son; tượng trưng cho sự son sắt bền chặt trong cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng sắp cưới. Đây chính là ý nghĩa tráp ăn hỏi trầu cau trong đám cưới người Việt.
Tráp bánh
Tráp bánh cốm - bánh phu thê thường có số lượng bánh chẵn (80 - 100). Loại bánh trong tráp bánh cốm - bánh phu thê có thể thay đổi theo từng vùng miền: miền Bắc sẽ sử dụng bánh cốm xanh, miền Nam dùng bánh phu thê và miền Tây Nam Bộ sẽ sử dụng bánh pía. Khi trang trí, bánh trong tráp thường được xếp thành hình tháp và gắn nơ đỏ hay chữ hỷ để tăng vẻ trang trọng.
Bánh cốm và bánh phu thê là 2 loại bánh không thể thay thế. Mặc dù có sự ra đời của cách loại bánh cưới đắt tiền khác. Mỗi loại bánh đều là một gia thoại về tình nghĩa vợ chồng son sắt cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những loại bánh này được bọc trong giấy đỏ hoặc hộp có màu đỏ thể hiện sự may mắn. Ngoài ra, tráp ăn hỏi còn có xôi đỏ ngụ ý cho tình cảm son sắt vợ chồng. Hay ý nghĩa tráp ăn hỏi lợn quay thể hiện sự sung túc, tài lộc khi đôi uyên ương về chung một nhà. Có thể có tráp mứt sen.
Hoa quả
Hoa quả được sử dụng là các loại quả có vỏ cứng, màu sắc tươi tắn như: Cam, lê, táo, nho, xoài,…Cách đơn giản nhất là xếp trong giỏ sao cho tròn trịa. Hoặc cầu kì hơn sẽ được kết hình rồng phượng bắt mắt. Hoa quả trong mâm tráp tượng trưng cho món quà được thiên nhiên ban tặng có hương vị ngọt ngào, thanh mát. Hơn nữa, những trái cây đó còn mang màu sắc đẹp luôn tươi mới biểu tượng cho tình yêu của đôi uyên ương luôn ngọt ngào và lãng mạn suốt cuộc đời. Tráp trái cây trong lễ ăn hỏi thông thường có 5 (ngũ) hoặc 9 (cửu) loại quả, bao gồm các loại như: na, bưởi, táo, cam, thanh long, xoài, lê, quýt hay nho được lựa chọn cẩn thận. Ngoài ra, tráp có thể đan xen một số loại hoa cho đẹp mắt hơn, ví dụ như hoa ly, lan trắng hoặc hoa hồng các loại.
Trà rượu thuốc
Mỗi gói chè nặng 100g được đặt trong hộp đỏ và được kết hình tháp giống tráp bánh cốm, bánh phu thê. Hai lễ vật này không thể thiếu khi bạn tổ chức lễ ăn hỏi. Con cháu sẽ dâng trà rượu lên ông bà tổ tiên để xin phép và chứng giám phù hộ cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ. Mặt khác, vị cay nồng của rượu, đắng thơm của trà thể hiện mọi hương vị của cuộc sống. Nó cũng tượng trưng cho cuộc hôn nhân dù có sóng gió nào cũng sẽ vượt qua.
Lễ đen
Lễ đen ở đây chính là phong bì đựng tiền được đặt riêng hoặc trong tráp trầu cau. Số tiền này chính là số tiền thách cưới của nhà gái. Và đây cũng là món quà nhỏ thể hiện sự biết ơn đến gia đình nhà gái. Bởi họ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng người con gái mà bây giờ sắp trở thành vợ và con dâu của gia đình nhà trai. Số tiền này không lớn nhưng ý nghĩa tráp ăn hỏi tiền đen
Tráp xôi gà, lợn
Với tráp này, xôi thường được chọn là xôi gấc đậu xanh hoặc xôi gấc ruốc. Số lượng đĩa xôi trong tráp phải chẵn, gà luộc nguyên con có thể có hoặc không. Tùy nhà trai quyết định. Thủ lợn được chuẩn bị như lễ vật mang ý nghĩa tốt đẹp, lời chúc con đàn cháu đống, sung sướng, hạnh phúc dành cho cặp đôi vợ chồng trẻ.
7. Vì sao cần thuê người sắp xếp tráp ăn hỏi
Gia chủ hoàn toàn có thể tự làm tráp ăn hỏi nếu đủ dụng cụ trang trí. Tuy nhiên, đám cưới không phải sự kiện thường niên trong gia đình nên thông thường, nếu không phải gia đình sẽ không có đủ dụng cụ, vật dụng để làm một chiếc tráp ăn hỏi đẹp nhất. Việc tìm mua để tự làm cũng khó khăn và mất nhiều thời gian.
Thuê người sắp xếp tráp ăn hỏi vừa đảm bảo thời gian nhanh hơn, vừa tiết kiệm chi phí mua dụng cụ vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, thẩm mỹ. Bởi đơn vị làm tráp thuê có kinh nghiệm và nắm bắt xu hướng làm tráp mới hợp mốt và biết nhiều phong cách trang trí tùy theo sở thích chủ nhà. Ngoài ra, gia chủ có thể tiết kiệm thời gian để chuẩn bị cho những công việc khác thay vì quá tập trung cho việc làm tráp cưới.
8. Vì sao cần thuê người bê tráp?
Lễ vật thường có từ 3 tráp hoặc mâm trở lên và trao lại cho nhà gái. Vì vậy, cần có từng người bê tới để thể hiện thành ý trao tận tay nhà gái. Bưng quả đám cưới là một nghi thức vô cùng quan trọng trong phong tục cưới hỏi ở nước ta. Bởi nó mang ý nghĩa trao duyên, mong muốn cho cặp đôi được sống hạnh phúc về sau. Đội bê tráp thường là nam thanh nữ tú, khiến không khí thêm tươi mới, trẻ trung và đem lại điềm may.
Đội bê tráp cũng chính là phù dâu và phù rể được cô dâu và chú rể nhờ đến hỗ trợ trong đám cưới. Các thành viên trong đội bê tráp phải là những nam thanh nữ tú chưa có gia đình thì mới có thể thực hiện việc bán duyên.
Theo quan niệm của ông bà từ xưa thì những chàng trai cô gái nhận bê tráp lễ trong đám cưới và đám hỏi chính là đã chấp nhận bán duyên của mình nên cũng chính vì thê mà họ sẽ gặp lận đận trong tình duyên. Mỗi người bê tráp sẽ mất duyên dần dần sau mỗi lận nhận bê đỡ tráp và đến lần thứ 7 thì được xem là đã bán hết duyên đi mà không còn giữ lại duyên cho mình được nữa. Nhiều người cho rằng, nếu bê tráp 7 lần sẽ không bao giờ có thể gặp được người tình trăm năm của mình nữa và chấp nhận cuộc sống đơn côi một mình.
9. Yêu cầu với người bê tráp ăn hỏi
Theo đúng phong tục thì quy trình bê tráp, làm lễ ăn hỏi cần phải trải qua 7 bước: Chuẩn bị mâm quả, trao mâm quả, nhận mâm quả, mở quà, cô dâu ra mắt, làm lễ gia tiên, thống nhất lễ cưới, lại quả. Những người bưng tráp phải là nam thanh nữ tú và đặc biệt là chưa có gia đình; không chọn những người có gia đình, đang mang thai. Bởi vì điều đó sẽ mang lại nhiều may mắn, nhiều hạnh phúc cho cô dâu và chú rể.
Chiều cao của đội bê lễ cũng cần tương đương và có sức khỏe để không làm rơi lễ sẽ không may. Đội bê tráp thường sẽ là đội tiếp khách trà nước, điều này nằm trong giá thuê, bạn nên hỏi rõ trước khi thuê đội bê tráp hoặc nhờ người nhà luôn nếu đội bê tráp là người quen.
Khi bê tráp gia chủ nên chú ý thứ tự bê tráp (tùy theo số lượng tráp). Cụ thể thứ tự từ trước ra sau là:
- Đối với lễ ăn hỏi 5 – 7 tráp: Tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp hoa quả/rồng phượng – các tráp cao (tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp trà, tráp hạt sen).
- Đối với lễ ăn hỏi 9 – 11 tráp: Tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp lợn sữa – tráp hoa quả/rồng phượng – tráp xôi – tráp bia/nước ngọt – các tráp cao (tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp trà, tráp hạt sen)
10. Yêu cầu khi sắp xếp tráp ăn hỏi:
Tráp lễ ăn hỏi là bộ mặt đại diện cho thể diện nhà trai, tấm lòng, sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái, đây còn là lễ vật để dâng tổ tiên chứng giám nên cần được chuẩn bị, sắp xếp một cách kỹ lưỡng. Một số yêu cầu tối thiểu với một tráp lễ ăn hỏi truyền thống như sau:
- Lễ phải được bày vào mâm quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ).
- Nhà trai trong lễ ăn hỏi không chỉ cần chuẩn bị đủ và đúng số lễ vật để mang tới nhà gái mà còn yêu cầu các mâm tráp ăn hỏi phải được sắp xếp đẹp mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Tráp không cần quá lớn nhưng phải chỉn chu, tỉ mỉ để thể hiện sự tôn trọng và thành ý đối với nhà gái.
- Không làm rơi đồ lễ trong tráp ăn hỏi
11. Cách sắp xếp tráp cau trong lễ ăn hỏi
Từ xưa đến nay, trầu cau tượng trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ, đây cũng là điều mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến. Để làm một lễ tráp trầu cau, người ta chọn những quả cau tròn trịa mang ý nghĩa đủ đầy và những lá trầu tươi đẹp nhất. Mỗi quả cau lại dán chữ hỷ, đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ đỏ mang đến sự may mắn cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi. Mỗi tráp trầu cau cần có một buồng cau từ 60 - 100 quả chẵn, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Để tráp trầu cau thêm đẹp mắt, gia đình cũng cần trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng đẹp mắt. lựa chọn buồng cau quả tròn đều, xanh.
12. Cách sắp xếp tráp hoa quả cho lễ ăn hỏi
Mâm trái cây trong lễ ăn hỏi với ngụ ý mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương sẽ luôn ngọt ngào và tươi mới. Từng trái quả được lựa chọn sao cho tươi ngon nhất, được sắp xếp một cách đẹp mắt nhất trên mâm quả. Tùy từng vùng miền có thể là tráp ngũ hoặc cửu quả, bày vòng tròn gọn gàng, có thể dán chữ hỷ lên từng quả để tăng thẩm mỹ hoặc trang trí dạng tháp, cố định bằng keo để tiện di chuyển.
13. Cách sắp xếp tráp bánh cho lễ ăn hỏi
Bánh cốm hay bánh phu thê (bánh xu xê) đều là những loại bánh có giai thoại về những câu chuyện tình yêu đẹp, về cuộc sống vợ chồng chung thủy và hòa hợp, thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu. Số bánh xếp thường là số chẵn để biểu thị cho sự đủ đầy.
Tuy nhiên, từng vùng miền lại trưng bày lên mâm tráp những loại bánh khác nhau. Thông thường, miền Bắc sẽ sử dụng bánh cốm xanh, trong khi các tỉnh miền Nam trở vào thì dùng bánh phu thê, còn các tỉnh miền Tây Nam Bộ lại có bánh pía. Tráp bánh thường sẽ được sắp xếp một cách khéo léo theo hình tháp mang ý nghĩa xây dựng hạnh phúc gia đình một cách bền vững nhất.
14. Cách sắp xếp tráp trà và rượu
Tráp trà và rượu sẽ dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai, cũng như xin phép tổ tiên cho phép đám cưới được diễn ra suôn sẻ và vui vẻ nhất. Đồng thời cũng mang ý nghĩa về một câu chúc gia đình sớm có con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận với mẹ cha. Thường trà, rượu cũng được xếp đứng, cố định với thuốc, hoặc để gọn trong khay tráp.
15. Cách sắp xếp tráp gà, xôi, lợn
Bên cạnh đó, nhà trai cũng có thể đặt lễ gà và xôi gấc, tượng trưng cho lời chúc vợ chồng luôn yêu thương nhau, thể hiện sự sung túc và may mắn. Còn lễ tráp lợn sữa quay hoặc thủ lợn thể hiện sự dư dả, vượng khí và tài lộc trong gia đình, đồng thời là lời chúc mong cặp đôi sớm có em bé và phát tài. Thường tráp sẽ để một lớp xôi ở dày ở dưới, sau đó để gà hoặc thủ lợn ngậm hoa bên trên.
MỜI CÁC BẠN LIÊN HỆ NGAY VỚI LẠI HẰNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ VỀ BÁO GIÁ:
CƯỚI HỎI TRỌN GÓI LẠI HẰNG
☏ Hotline Viettel: Lại Hằng: 0369.428.777 - 0973.500.777
☏ Hotline Vinaphone: Bùi Xướng: 0917.428.777
Facebook /cuoihoitrongoilaihang
Cuoihoilaihang.com - Dichvubetrapanhoi.com - Leanhoidep.com
MỘT SỐ MẪU TRÁP DẠM NGÕ TẠI CƯỚI HỎI LẠI HẰNG TRƯỚC NGÀY ĂN HỎI:
MỘT SỐ MẪU LỄ ĂN HỎI 5 TRÁP TẠI CƯỚI HỎI LẠI HẰNG:
MỘT SỐ MẪU LỄ ĂN HỎI 7 TRÁP TẠI CƯỚI HỎI LẠI HẰNG:
MỘT SỐ MẪU LỄ ĂN HỎI 9 TRÁP TẠI CƯỚI HỎI LẠI HẰNG: