Lại Hằng chuyên cung cấp dịch vụ ăn hỏi trọn gói tại Hà Nội với trên 15 năm kinh nghiệm sắp lễ ăn hỏi trọn gói, cho thuê trang phục bê tráp, cho thuê nhà rạp trang trí nhà rạp đám cưới, MC, xe cưới,... đảm bảo dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, chất lượng nhất. Đặc biệt, giá cả luôn cạnh tranh so với thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua Hotline: 0917.428.777 – Mr Bùi Xướng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những dịch vụ như dịch vụ ăn hỏi, dịch vụ cưới hỏi trọn gói hay sắp lễ ăn hỏi trọn gói là những dịch vụ không thể thiếu và thường xuyên được sử dụng trong các đám cưới hiện đại.
Mâm lễ ăn hỏi là những lễ vật quan trọng, là sự khởi đầu cho ngày lễ ăn hỏi. Những lễ vật thể hiện lòng tôn kinh, kính trọng đối với tổ tiên, các bậc lão thành, trường tộc, họ hàng gia đình nhà cô gái. Bất kì một lễ ăn hỏi nào đều không thể thiếu được những lễ vật này. Đây đã trở thành một truyền thống một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.
Tùy vào từng miền mà phong tục về lễ vật có khác nhau nhưng vẫn cùng chung một số tục lệ như số lượng mâm lễ vật phải là lẻ và số lượng lễ trên từng mâm là chẵn. Không biết tục lệ này đã có từ bao giờ nhưng những tục lệ này đã trở thành một luật lệ, một phong tục văn hóa không thể làm khác. Với tầm quan trọng của những lễ vật trong ngày ăn hỏi việc sắp lễ ăn hỏi của gia đình nhà trai được đặt lên hàng đầu.
Với những gia đình có số lượng mâm lễ ít như 3 hoặc 5 việc tự chuẩn bị sắp lễ ăn hỏi có thể thực hiện được nhưng với những gia đình đòi hỏi số lượng lễ nhiều như 9, 11 hoặc có thể nhiều hơn nữa thì việc tự chuẩn bị như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức của bạn. Những lúc như vậy, việc lựa chọn một dịch vụ sắp lễ ăn hỏi trọn gói uy tín chính là lựa chọn hàng đầu.
Dịch vụ ăn hỏi trọn gói tại Hà Nội của Lại Hằng sẽ mang đến cho bạn một dịch vụ sắp lễ ăn hỏi chuyên nghiệp cùng sự uy tín nhất. Đến với chúng tôi bạn sẽ có được đầy đủ những mâm lễ ăn hỏi đẹp, sang trọng và tinh tế được làm hoàn toàn thủ công từ những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân của chúng tôi.
Với dịch vụ sắp lễ ăn hỏi trọn gói của chúng tôi, mỗi một mâm lễ như mà một bức tranh trang trí nghệ thuật tuyệt đẹp, những bức tranh hoa quả rồng phượng bay nhảy. Cả những khách hàng khó tính nhất cũng sẽ phải cảm thấy hài lòng với những lễ vật nghệ thuật của chúng tôi. Với tiêu chí mang lại cho khách hàng niềm vui, giúp khách hàng chuẩn bị được những lễ vật đẹp và trang trọng nhất. Niềm vui của khách hàng cũng là niềm hạnh phúc đối với dịch vụ sắp lễ ăn hỏi của chúng tôi.
Liên hệ ngay với Cưới hỏi Lại Hằng để được tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi cho dịch vụ ăn hỏi trọn gói.
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn xác định quan hệ hôn nhân, khi cả hai trở thành vợ/ chồng sắp cưới của nhau. Lễ ăn hỏi được tổ chức trước lễ cưới chính và bắt buộc phải có trong đám cưới truyền thống tại Việt Nam. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai. Lễ ăn hỏi trọn vẹn thường diễn ra trong một buổi sáng hoặc chiều, thậm chí nhanh hơn.
Trước đây nghi lễ này thường diễn ra gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng một tháng, thậm chí một tuần. Ngày nay lễ ăn hỏi được tổ chức trước ngày cưới một ngày, có thể gộp chung vào ngày bắc rạp để tiết kiệm thời gian, chi phí và được tổ chức chính tại nhà cô dâu.
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi
Theo truyền thống, lễ ăn hỏi thể hiện cho sự khởi đầu của chặng đường về chung một nhà của cô dâu, chú rể. Đây là cơ hội để nhà trai thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng vợ, con, cháu gái. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai. Lễ ăn hỏi nhằm chúc phúc cho cô dâu chú rể, chung thủy sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Ngoài ra, lễ ăn hỏi còn mang hàm ý báo cáo và thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, biết ơn với tổ tiên của hai bên gia đình. Nhất là với đám cưới – sự kiện quan trọng của cả một đời người nên nhất thiết phải có một cái “lễ lớn” để báo cáo với tổ tiên, ông bà và mời ông bà về tham dự và chứng kiến cho con cháu, phù hộ và bảo bọc cho đôi tân lang tân nương sống hòa thuận, trăm năm hảo hợp.
Lễ ăn hỏi quan trọng như thế nào?
Lễ ăn hỏi là một trong những truyền thống lâu đời khi tổ chức hôn lễ. Đây là thủ tục xin dâu, nhận rể, đánh dấu một sự thay đổi mới trong quan hệ của hai bên gia đình.
Lễ ăn hỏi không chỉ mang ý nghĩa thể hiện thành ý, sự tôn trọng của hai bên mà còn là dịp để họ hàng, người thân làm quen nhau, đánh giá độ môn đăng hộ đối của hai bên. Cách thức xin dâu, nói chuyện, lễ vật của nhà trai chuẩn bị là tiền đề để nhà gái cũng như họ hàng hai bên nhìn nhận một lần nữa về sự chu đáo, gia cảnh, kinh tế của nhà trai. Bất kỳ sai sót nào trong lễ ăn hỏi cũng có thể bị xem là có điềm không lành trong hôn nhân của đôi tân lang tân nương.
Có thể bỏ lễ ăn hỏi không?
Khó có thể bỏ qua lễ ăn hỏi, ngay cả với các gia đình tổ chức đám cưới theo phong cách hiện đại và giản lược một số thủ tục trong lễ cưới. Như đã nói, nghi lễ này thể hiện sự thành ý và thay cho lời chính thức đồng ý, thông báo rộng rãi về chuyện kết thông gia của hai nhà.
Ban đầu, lễ ăn hỏi được tổ chức cách lễ cưới chính 1, thậm chí nhiều tháng. Lễ ăn hỏi nhằm xin phép nhà gái cho đôi trai gái qua lại, tìm hiểu nhau trước khi bước vào lễ cưới chính. Những thủ tục thách cưới, dẫn lễ thậm chí còn được làm riêng biệt khiến một đám cưới chuẩn bị và tiến hành mất rất nhiều thời gian. Hiện tại, vì khoảng cách địa lý giữa hai nhà hoặc điều kiện gia đình, cũng như ưu tiên sự đơn giản, nhanh gọn, lễ ăn hỏi đã được đơn giản hóa nhiều, thường được tổ chức vào trước ngày lễ cưới chính hoặc cùng với ngày dựng rạp cưới để tiết kiệm chi phí.
Nhìn chung, dù ở thời đại nào, với đám cưới Việt, ăn hỏi vẫn là một trong những nghi lễ quan trọng, các thủ tục cầu kỳ có thể giảm đi nhưng không thể không tổ chức ăn hỏi.
Trang phục chuẩn bị cho lễ ăn hỏi
Không cần cầu kỳ như ngày cưới chính, nhưng trang phục của cô dâu chú rể, quan viên hai họ trong ngày này cũng cần tươm tất và lịch sự.
Trang phục cô dâu, chú rể
Cô dâu nên lựa chọn trang phục lễ ăn hỏi theo phong cách của buổi lễ. Ví dụ, cô dâu nên mặc áo dài cổ truyền trong lễ ăn hỏi có phong cách truyền thống. Cô dâu nên mặc váy tiệc nhẹ nhàng trong lễ ăn hỏi nếu ưa thích phong cách hiện đại. Về màu sắc, cô dâu nên lựa chọn những màu sắc tươi sáng (đỏ, vàng, trắng thường là màu được yêu thích) với chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi và co dãn tốt như ren, gấm và lụa tơ tằm.
Chú rể nên lựa chọn trang phục ăn hỏi phù hợp phong cách trang phục của cô dâu. Cụ thể, chú rể nên mặc áo dài nam cổ truyền nếu cô dâu lựa chọn áo dài cưới truyền thống. Trường hợp cô dâu lựa chọn váy cưới phong cách hiện đại, trang phục áo sơ mi trắng - quần âu hoặc vest tối màu sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho chú rể.
Trang phục quan viên hai họ
Bố mẹ cô dâu, chú rể có thể mặc theo cùng phong cách truyền thống hoặc hiện đại với cô dâu, chú rể. Tương tự với quan viên hai họ, nhưng quan khách không nên mặc nổi bật hơn đại diện hai nhà, bố mẹ hai bên và cô dâu chú rể. Vì phải di chuyển từ nhà trai đến nhà gái nên quan khách nhà trai nên ưu tiên trang phục lịch sự, dễ di chuyển, thoải mái.
Ngoài ra, bố mẹ cô dâu, chú rể cũng không nhất thiết phải mặc cùng phong cách với con cái. Mẹ có thể mặc áo dài, bố có thể mặc vest, comple… miễn là đảm bộ độ lịch sự, tôn nghiêm của bậc trưởng bối.
Trang phục của đội bê tráp
Đội bê tráp nên lựa chọn trang phục ăn hỏi theo phong cách của cô dâu chú rể. Đội bê tráp nên lựa chọn áo dài truyền thống nam - nữ màu sáng nếu cô dâu chú rể chọn phong cách truyền thống. Ngược lại, đội bê tráp nên lựa chọn sơ mi trắng quần âu - áo dài cách tân khi cặp đôi lựa chọn phong cách hiện đại.
Để đẹp đội hình nhất, đội bê tráp của hai nhà nên thống nhất chọn trang phục tương xứng với nhau, cùng áo dài truyền thống, cách tân hoặc cùng Âu phục, váy tiệc… Để đồng bộ, hiện tại có nhiều dịch vụ cho thuê trang phục, cô dâu, chú rể có thể thống nhất với đội bê tráp điểm và mẫu thuê. Hoặc với gia đình thuê đội bê tráp, chỉ cần đưa ra yêu cầu về trang phục truyền thống hay hiện đại, họ sẽ tự chuẩn bị để đồng bộ nhau, vừa đảm bảo đẹp đội hình vừa không sợ bị lấn át cô dâu, chú rể.
Các thủ tục trong lễ ăn hỏi
Thủ tục ăn hỏi xưa cầu kỳ và mất nhiều thời gian so với hiện tại. Hiện nay, lễ ăn hỏi được lược bỏ nhiều thủ tục để thuận tiện hơn cho hai bên gia đình nhưng vẫn không làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống. Dưới đây là các thủ tục trong lễ ăn hỏi không thể thiếu:
Chọn ngày, giờ đẹp
Vẫn là quan niệm có thờ có thiêng, với sự kiện quan trọng trong đời người như hôn lễ lại đặc biệt chú ý đến điều này. Nhà trai cần chọn ngày giờ đẹp để đến nhà gái xin dâu, chọn thời gian tổ chức hôn lễ, rước dâu là nhằm để sự kiện hôn lễ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Hôn lễ được coi là khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân của vợ chồng. Vì vậy, người xưa tin rằng chọn ngày đẹp cử hành hôn lễ sẽ đem đến may mắn cho đôi tân lang, tân nương, cầu chúc họ có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
Rước lễ
Nhà trai phải chuẩn bị lễ vật theo yêu cầu của nhà gái và đưa lễ vật đến vào đúng ngày đã hẹn. Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa.
Lễ vật được được trong tráp đỏ. Số tráp do hai bên cùng quyết định, miền Bắc thường là số lẻ, miền Nam thường là số chẵn. Hai bên thống nhất số tiền trao duyên cho đội bê tráp, xem giờ lành để đến xin dâu, làm lễ cưới.
Tiếp khách
Nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Vì là lần đầu chính thức họ hàng hai bên gặp nhau nên nhà gái cần phải chuẩn bị chu tất.
Trả lễ
Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân. Thủ tục này mang ý nghĩa báo cáo gia tiên, thể hiện sự tôn trọng và ý nghĩa mong muốn hảo hợp giữa hai bên gia đình, đồng thời thông báo với họ hàng nhà sắp có đám hỷ.
Các bước diễn ra trong lễ ăn hỏi
Sau khi thống nhất giờ lành đến nhà gái từ trước, nhà trai cần chuẩn bị số người đến xin dâu, đại diện nhà trai để nói chuyện với nhà gái. Để tránh rủi ro làm lỡ giờ lành, nhà trai cần căn thời gian đến sớm và đứng chờ sẵn bên ngoài, đúng giờ sẽ tiến vào nhà gái đúng giờ hoàng đạo. Trong thời gian chờ, có thể chuẩn bị lại đồ lễ cho gọn gàng, tươm tất vì quá trình di chuyển cho thể làm xô lệch lễ vật.
Quá trình lễ ăn hỏi diễn ra sẽ được thực hiện tuần tự theo 7 bước sau:
Rước lễ vật
Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên khác. Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng, đẹp. Lễ phải được bày vào mâm quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Theo truyền thống, dù dùng phương tiện đi lại là gì thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái.
Chào hỏi và trao lễ vật
Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để mang vào nhà. Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau.
Đại diện hai gia đình phát biểu
Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do, xin dâu và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp để xem lễ vật. Hai gia đình thống nhất lại ngày giờ rước dâu trong buổi trao đổi này.
Cô dâu ra mắt
Sau khi hai bên gia đình đã nói chuyện xong, nhà gái đồng ý gả con, gia đình nhà gái sẽ cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống và chào hỏi gia đình. Trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi.
Cô dâu, chú rể chính thức ra mắt bậc trưởng bối hai nhà và nhận được sự ưng thuận hai bên để chính thức trở thành vợ chồng.
Cúng gia tiên
Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng tổ tiên. Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Nghi thức này mang ý nghĩa thông báo cho tổ tiên nhà gái, cầu mong nhận được sự phù hộ cho cuộc sống hôn nhân êm ấm cho đôi vợ chồng mới.
Sau khi thắp hương xong, bố mẹ hai nhà có thể bàn bạc ấn định lại ngày cưới và giờ rước dâu (nếu đã làm sau khi xin dâu, trước khi cô dâu ra mắt thì thôi).
Cô dâu, chú rể mời trà nước
Trong thời gian hai bậc trưởng bối của hai bên bàn bạc, cô dâu chú rể qua mời nước quan khách, ra mắt họ hàng hai bên hoặc cùng chụp ảnh lưu niệm với mọi người.
Lại quả
Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, nhà gái lại quả cho nhà trai: Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thường là 10 lễ) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại. Sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, hàng xóm với ý nghĩa thông báo cô gái đã sắp có gia đình riêng.
Những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi
Kiêng chọn ngày giờ xấu
Theo quan niệm dân gian, tổ chức cưới hỏi vào ngày xấu hoặc giờ xấu sẽ đem lại xui xẻo cho cô dâu chú rể. Vì vậy, hai bên gia đình cần xem kỹ ngày giờ để tổ chức lễ cưới, tránh những giờ, ngày, tháng và năm hung (xấu) hoặc không hợp tuổi hai vợ chồng để cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và ăn nên làm ra.
Về ngày giờ, gia đình có thể đi xem thầy, xem ở chùa hoặc lịch vạn niên để xác định chính xác ngày giờ đẹp để làm lễ đại hỷ. Bên cạnh đó, tùy theo vùng miền mà lễ ăn hỏi cũng sẽ cần tránh những ngày khác nhau.
Ở miền Bắc, người ta thường tránh những ngày đầu và cuối tháng âm lịch. Còn ở miền Nam, người ta thường tránh ngày mùng 1, ngày rằm và ngày Phật đản - những ngày ăn chay.
Bên cạnh xem ngày giờ đẹp, cặp đôi còn cần xem cụ thể thời gian tổ chức lễ ăn hỏi sao cho hợp tuổi với cặp đôi. Cụ thể hơn, cô dâu chú rể cần tránh tổ chức đám hỏi vào năm cô dâu phạm tuổi Kim Lâu (tuổi mụ tính theo năm âm của cô dâu mà có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8), những ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không Phòng và tháng 7 âm lịch.
Kiêng cưới hỏi khi nhà có tang
Nếu gia đình có tang thì nên hạn chế tổ chức những cuộc vui, trong đó có đám cưới. Nếu vẫn tổ chức đám cưới, cặp đôi có thể gặp nhiều thiệt thòi về các khâu tổ chức đồng thời không may mắn về sau.
Khi một trong hai gia đình có người mới mất, cặp đôi có thể cân nhắc chờ bỏ tang hoặc tổ chức cưới chạy tang. Cụ thể, nếu cặp đôi quyết định chờ bỏ tang mới tổ chức đám cưới, hai bạn cần lưu ý thời gian để tang ông bà là 1 năm còn với bố mẹ là 3 năm.
Trường hợp không thể hoãn đám cưới, cô dâu chú rể có thể tổ chức cưới chạy tang khi người nhà bắt đầu đau ốm hoặc chưa phát tang. Tuy nhiên, số lượng khách tham dự sẽ hạn chế và đám cưới sẽ được tổ chức đơn giản hơn những đám cưới thông thường.
Tránh để người có tang tham gia lễ ăn hỏi
Ngoài bản thân cô dâu chú rể, gia đình khách tham gia lễ ăn hỏi có tang cũng có thể mang lại xui xẻo cho cặp đôi. Nếu gia đình khách mời có tang trên 100 ngày, cặp đôi có thể mời họ tham dự lễ ăn hỏi tuy nhiên cũng cần hạn chế tiếp xúc với những khách mời đó.
Kiêng cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Cô dâu cần bắt buộc ngồi trong phòng của mình và chờ chú rể vào đón. Nếu cô dâu xuất hiện trước toàn bộ khách quan trước khi chú rể bước vào sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép. Bên cạnh đó, dân gian còn quan niệm rằng nếu mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì sau khi về nhà chồng, cô dâu sẽ không được xem trọng.
Thời điểm thích hợp nhất để cô dâu ra mắt hai bên gia đình là khi nghi thức bê tráp hoàn tất. Sau khi nghe lời phát biểu lễ ăn hỏi của đại diện hai nhà, chú rể sẽ đón cô dâu ra khỏi phòng, cùng nhau chào hỏi khách tham dự và làm lễ gia tiên.
Kiêng dùng dao kéo trong lễ ăn hỏi
Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ tiến hành lại quả cho nhà trai như lời cảm ơn đến gia đình. Khi chia lễ vật lại quả, nhà gái nên kiêng kỵ dùng dao kéo vì có thể mang lại sự chia cắt cho cô dâu chú rể trong tương lai.
Thay vì sử dụng dao kéo để chia lễ vật, nhà gái nên dùng tay để xé và chuẩn bị số lượng lễ vật chẵn (thường là 10) để vừa thể hiện thành ý với nhà trai vừa thể hiện sự có đôi có cặp trong hôn nhân.
Kiêng đổ vỡ trong lễ ăn hỏi
Trong ngày lễ ăn hỏi cũng như đám cưới, hai bên gia đình nên kiêng kỵ tối đa việc vỡ bát, cốc chén, vỡ gương hoặc gãy đũa vì điều này thường có thể hiện sự đổ vỡ trong hôn nhân.
Không nên chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra lễ đính hôn và chứng giám tình cảm của đôi vợ chồng của ông bà tổ tiên. Do đó, việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên kỹ lưỡng sẽ thể hiện lòng thành kính của hai gia đình và cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu chú rể gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hôn nhân.
Trước lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái cần dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị lễ vật và trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp mắt. Về lễ vật, bạn nên bày biện đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm gà luộc, xôi, rượu, hoa quả tươi và vàng mã.
Kiêng đeo nhẫn cưới trong lễ ăn hỏi
Theo quan niệm người xưa, nhẫn cưới sẽ được cô dâu chú rể trao cho nhau trong ngày đám cưới hạnh phúc. Nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ sẽ không tốt đẹp cho cặp đôi, cuộc sống hôn nhân về sau thường sẽ lục đục, khó khăn và không vững bền. Vì vậy, cặp đôi nên kiêng đeo nhẫn cưới trong cả lễ ăn hỏi và khoảng thời gian trước đám cưới.
Dịch vụ ăn hỏi tại Lại Hằng