Có nhiều lợi ích trong việc thuê rạp đám cưới tại gia. Cưới Hỏi Lại Hằng sẽ chia sẻ với bạn những lợi ích đó và một vài lưu ý khi dựng rạp cưới.
Nội dung bài viết bao gồm:
1. Rạp cưới là gì?
2. Rạp cưới bao gồm những gì?
3. Vì sao nên thuê rạp đám cưới?
4. Các loại rạp đám cưới hiện đại
5. Giá thuê rạp đám cưới
6. Lưu ý khi thuê rạp đám cưới
7. Lưu ý khi dựng rạp đám cưới
8. Có bắt buộc phải dựng rạp đám cưới tại nhà hay không?
9. Rạp đám cưới có thể dựng ở đâu?
10. Nên giữ rạp đám cưới trong bao lâu thì gỡ?
11. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới
1. Rạp cưới là gì?
Bên cạnh phông cưới, rạp đám cưới là một trong những yếu tố không thể thiếu trong lễ cưới Việt Nam. Rạp cưới không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn giúp cô dâu chú rể thể hiện phong cách, thẩm mỹ của bản thân. Vì vậy, hai bên gia đình sẽ cần đầu tư, chuẩn bị kỹ càng trong việc lựa chọn phong cách trang trí, màu sắc và mẫu mã của rạp đám cưới, đặc biệt với gia đình nào tổ chức đám cưới hoặc có lễ đón khách tại nhà. Rạp cưới lớn nhỏ tùy thuộc vào gia đình và diện tích được phép sử dụng dựng rạp. Rạp cưới vừa là nơi để bày cổ mời khách, đôi khi còn là nơi để che và dựng phông cưới, làm lễ cho cô dâu, chú rể.
2. Rạp cưới bao gồm những gì?
Nhà rạp đám cưới đẹp, lộng lẫy, hoành tráng là điều mà các cặp đôi mong muốn cho đám cưới thêm trọn vẹn. Để có một nhà rạp đám cưới đẹp không thể thiếu khung rạp, phông bạt và các phụ kiện đi kèm. Khung rạp là các thanh sắt rời, tròn, rỗng trong. Chúng được ghép nối với nhau để định hình khung rạp. Các mối nối với nhau bằng các đinh ốc bắt nối chắc chắn với nhau. Đối với phần phụ kiện, tuy nói là phụ nhưng kỳ thực không thể thiếu chúng để làm đẹp cho nhà rạp đám cưới. Các phụ kiện hỗ trợ thường được dùng trong đám cưới hoa cưới bằng giấy hoặc lụa. Chúng dùng để tạo hình bắt mắt hơn, trang trí cho các hàng rào hay viền khung rạp đẹp hơn. Nhiều nhà rạp có cả cầu hoa để treo trên đỉnh tạo điểm nhấn cho rạp. Trang trí bằng pha lê được ưa chuộng vì mang đến sự lung linh cho đám cưới. Ngoài ra, có thể trang trí nhà rạp bằng vải voan hoặc dải lụa để thắt nơ. Các
phông bạt để phủ lên đỉnh khung nhằm che chắn các tác hại của thời tiết xấu.
Rạp đám cưới cơ bản bao gồm 5 phần chính là khung nhà rạp, phông rạp, phông cưới sân khấu, trần nhà rạp và cổng rạp cưới. Cụ thể từng phần như sau:
Khung nhà rạp
Khung nhà rạp là “xương sống” của chiếc rạp đám cưới, được ghép nối bởi những thanh sắt giúp đỡ phần mái che. Có hai loại khung nhà rạp là khung hình chữ nhật và khung hình vuông. Tùy theo không gian tổ chức đám cưới mà các cặp vợ chồng chọn lựa loại khung rạp đám cưới cũng như kích thước và chiều cao sao cho phù hợp. Khung rạp phải được kết nối chắc chắn, đảm bảo sự an toàn khi lễ cưới diễn ra hoặc ảnh hưởng của thời tiết xấu. Do đó, gia đình nên lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín, chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro khi lắp đặt khung nhà rạp đám cưới.
Phông rạp
Phông cưới là một trong những phần quan trọng nhất của đám cưới. Phông cưới bao gồm 2 loại: phông phủ trên khung rạp và phông ở vị trí trung tâm để tổ chức đám cưới. Về phông phủ khung rạp, gia đình cần 2 lớp phông, một lớp phông bạt bên ngoài để che nắng, che mưa và một lớp phông vải để tạo tính thẩm mỹ cho đám cưới. Phông trung tâm thường sẽ được làm miếng bạt bằng vải lụa, trang trí cùng các dây hoa. Gia đình nên lựa chọn phông trung tâm nên có cùng màu sắc và phong cách với phong cách tổng thể của rạp đám cưới.
Phông cưới sân khấu
Tấm phông cưới là nơi để gia đình, bạn bè của cô dâu chú rể lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp ý nghĩa nhất trong đám cưới. Phông cưới thường sẽ được đặt ở vị trí trung tâm của đám cưới và được trang trí các phụ kiện như bóng bay, nơ, ruy băng, hoa và đèn nến. Ngoài ra, các cặp đôi có thể đặt làm phông cưới bằng tấm gỗ hoặc xốp theo sở thích của mình.
Trần nhà rạp
Trần nhà rạp là phần mái của rạp đám cưới. Cặp đôi có thể lựa chọn phủ trần rạp bằng phông bạt dày để phủ được toàn bộ phần mái của rạp cưới. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể dựng rạp đám cưới với trần kính vô cùng lãng mạn và có thể tận dụng để ngắm trời mây trong trường hợp thời tiết không quá gay gắt.
Cổng rạp đám cưới
Cổng hoa cưới đóng vai trò vừa là lối vào vừa giúp dẫn dắt cảm xúc của tất cả mọi người khi bước chân vào lễ đường. Khi lựa chọn cổng hoa cưới, cặp đôi sẽ cần xem xét đến hình dáng và chất liệu của cổng. Về hình dáng cổng, một số hình dáng cổng cưới đẹp nhất là cổng cưới hình vòm, cổng cưới hai mảnh và cổng cưới hình chữ nhật. Về chất liệu cổng, cặp đôi cần dựa trên ngân sách cổng cưới của mình để lựa chọn chất liệu làm cổng cưới là hoa tươi, hoa lụa, hoa giấy, bóng bay hay vải voan.
3. Vì sao nên thuê rạp đám cưới?
Nhà rạp sẽ giúp đám cưới trở nên trang trọng hơn. Bên cạnh đó, quan khách, Họ hàng của hai bên gia đình khi đến cũng cảm thấy rõ được không khí vui mừng, Sự quan trọng của lễ thành hôn. Khi tổ chức đám cưới, không phải lúc nào thời tiết cũng “ủng hộ” nên rất cần những chiếc rạp để chống đỡ lúc thời tiết xấu. Nhiều gia đình chọn thuê rạp che để giúp che nắng, tránh mưa giúp đám cưới diễn ra thuận lợi hơn, không bị gián đoạn cuộc vui. Trong các dịp cưới hỏi, nhà rạp đóng một vai trò rất quan trọng. Rất hiếm đám cưới không sử dụng nhà rạp. Dù có tổ chức tối giản đám cưới ra sao cũng cố gắng có được một rạp đẹp để tạo không khí trang trọng hơn cho lễ thành hôn của cặp đôi. Do đó, các dịch vụ cho thuê rạp cưới, mua bán khung rạp đám cưới rất nở rộ. Các cặp đôi và họ hàng gia đình hai bên không cần phải lo lắng nhiều.
4. Các loại rạp đám cưới hiện đại
Tùy vào mỗi chất liệu hay phụ kiện khác nhau mà có thể tạo ra các kiểu trang trí khác nhau.
Nhà rạp phủ lụa
Rạp phủ lụa là hình thức dựng nhà khung với trần phủ lụa, kết hợp cùng đèn chùm lung linh, bao quanh hông nhà là lớp vải lụa mềm mại xen kẽ những dây đèn trang trí siêu xinh tạo ánh sáng chan hoà cho lễ cưới. Rạp phủ lụa cũng chính là loại hình dựng rạp phổ biến và được ưa chuộng nhất. Dù là loại rạp lâu đời nhưng không lỗi thời mà được linh hoạt biến tấu qua từng thời kỳ, lại vừa túi tiền. Đối với những địa hình trong ngõ hay ngoài mặt đường dân cư đông đúc thì luôn ưu tiên lựa chọn hình thức nhà rạp này. Bởi nhà rạp phủ lụa sẽ biến không gian sinh hoạt chung của cộng đồng xung quanh trở nên riêng tư, kín đáo và đồng bộ hơn nhờ vào việc kết hợp những dải lụa mềm mại, sắc màu tinh tế thành một khán phòng hoàn toàn riêng biệt với địa hình xung quanh.
Bên cạnh đó, rạp phủ lụa có thể phù hợp với che chắn trong mọi điều kiện thời tiết. Với những ngày thời tiết nắng nhẹ hay có gió nhẹ mùa Thu, rạp lụa đung đưa trong gió cũng tạo nên cảm giác sinh động, lãng mạn hơn. Dù vậy, loại rạp này vẫn chứa khuyết điểm chính là dễ bám bẩn và nếu trang trí không khéo có thể trông nhà rạp bị xuề xòa, rối mắt vì các tầng vải phủ dài, tạo cảm giác kín bí bách.
Rạp cưới mái trong
Nếu như nhà rạp phủ lụa là để che bớt những khoảng không gian với kiến trúc không đồng nhất và riêng tư hoá cho đám cưới thì
nhà rạp mái trong thì ngược lại. Loại rạp này cho thấy sự "tương tác hai chiều" giữa không gian cưới và khung cảnh bên ngoài. Ưu điểm lớn nhất đầu tiên của rạp mái trong là cực kỳ thoáng đãng, tạo cảm giác không gian được trải rộng hơn về tứ phía. Cũng chính bởi thế mà đây là hình thức rạp hơi “kén chọn”. Nhà rạp đám cưới mái trong sẽ thể hiện triệt để được ưu điểm của mình tại những ngôi nhà có phần sân vườn rộng rãi, khoáng đạt.
Phần mái trong cũng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng từ tự nhiên, nên tạo cảm giác thoải mái và tạo điều kiện ánh sáng phù hợp để cho ra các bức ảnh đẹp! Gia chủ hoàn toàn có thể yêu cầu phía cung cấp trang trí các phụ kiện tương đòng với không gian xung quanh để tạo sự tương thích và đồng nhất. Rạp cưới mái trong còn khá lạ với các đám cưới tại Việt Nam. Và vì được trang trí trong suốt nên nó không đảm bảo tính riêng tư hoàn toàn cho đám cưới. Nếu gia đình không muốn sự "ngó nghía" từ người lạ trong ngày đại sự, thì không nên dựng loại rạp này ở nơi có không gian mở như sân cận đường mà nên dựng trong không gian riêng như sân vườn.
Như đã nói, rạp mái trong khá kén chọn. Bởi loại rạp này đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào không gian xung quanh. Vì vậy, gia đình cần xác định địa điểm tổ chức phải đảm bảo tính thẩm mỹ trước để quan khách nhìn từ trong ra có thể thưởng thức không gian cưới bên ngoài lãng mạn, nên thơ thay vì nhìn ra là một mặt đường với xe cộ tập nập, bụi bẩn hay cảnh quan không đẹp mắt. Thêm vào đó, loại rạp này cũng khá kén thời tiết. Đặc biệt những ngày nắng nóng, nắng gắt, rạp trong sẽ tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào không gian gây ngạt và hấp nhiệt cho tiệc cưới, tạo sự không thoải mái. Ngày mưa lớn cũng khó đảm bảo cho cảnh quan nhìn xuyên từ màn trong ra bên ngoài được đẹp mắt.
Rạp cưới dạng ô lệch tâm
Đối với những cô dâu chú trọng vào sự trang nhã, tinh tế và hiện đại thì phương án sử dụng ô lệch tâm trong đám cưới thay thế cho nhà rạp truyền thống là một gợi ý không tồi. Không cần quá nhiều phụ kiện lắp đặt hay trang trí cầu kì như dựng nhà khung, ô lệch tâm sẽ vô cùng cơ động phù hợp cho những gia đình tận dụng diện tích ngoài vỉa hè để tổ chức lễ cưới hỏi. Đặc biệt với gia đình này tổ chức tại không gian sân có vườn cây thoáng đãng, ô cưới lệch tâm còn tạo sự thoải mái, hòa mình vào không gian.
Tuy nhiên, rạp cưới dạng ô lệch tâm tuy mới mẻ, hiện đại nhưng lại khá hiếm tại Việt Nam, bởi không gian tổ chức kén chọn không kém rạp mái trong. Các ô lệch tâm không thể che chắn tốt vào ngày mưa hay nắng quá gắt mà chỉ hợp với trời đẹp như vào mùa Thu hay mùa Xuân ở miền Bắc.
Ngoài các loại rạp cưới thì màu rạp cũng là một trong những yếu tố các gia đình tổ chức hôn lễ nên cân nhắc. Một số màu rạp cưới phổ biến và ý nghĩa của nó có thể kế đến như:
- Rạp cưới màu trắng: Đây là gam màu phổ biến và được sử dụng nhiều bậc nhất trong các đám cưới. Vì nó đại diện cho sự tinh khôi, trong trẻo, tinh tế. Màu trắng tạo sự nhã nhặn và phù hợp với mọi không gian. Các loại phụ kiện đi kèm cũng không có bất kỳ sự kén chọn nào mà có thể biến đổi phù hợp và dễ phối trên nền trắng.
- Rạp cưới màu hồng: Màu hồng cũng là một trong những lựa chọn được yêu mến, đặc biệt tại nhà gái. Nó tạo sự nhẹ nhàng, nữ tính. Kết hợp với các phụ kiện một cách khéo léo, rạp cưới màu hồng vẫn giúp tạo nên sự tinh tế nhưng không sến sẩm.
- Rạp cưới màu vàng: Tone màu này không thường được sử dụng nhưng vẫn được yêu thích. Thường rạp cưới không được phủ bởi toàn màu vàng mà vẫn có sự kết hợp với màu trắng để tạo sự trang nhã, sang trọng. Những đám cưới muốn tạo cảm giác quý tộc, hoàng gia thì tông màu này cũng được chú trọng.
- Rạp cưới màu xanh (thường là xanh dương): Xanh dương, xanh lá cũng là một trong những tông màu rạp mới được yêu thích gần đây. Tương tự sắc vàng, tông màu này thường được kết hợp với màu trắng để tăng sự tinh tế. Rạp màu xanh tạo sự tươi mát, thoải mái, dễ chịu.
- Rạp cưới màu tím: Sắc tím đại diện cho sự thủy chung. Nó vừa đem lại cảm giác lãng mạn, mơ mộng vừa huyền bí. Tùy vào độ đậm nhạt mà các nhà rạp có thể biến đổi khác nhau tăng thêm độ huyền ảo.
5. Giá thuê rạp đám cưới
Mỗi loại rạp sẽ có giá thuê khác nhau và nó sẽ tăng lên tùy vào phụ kiện đi kèm như đèn, trang trí cổng cưới... Giá dao động thường là 30.000 đến 100.000/m2 tùy mỗi loại. Vải lụa phủ rạp thường được tính theo mét thuê. Tuy nhiên, một số đơn vị chỉ cần cung cấp diện tích không gian cưới, họ sẽ có dịch vụ trọn gói cho thuê và trang trí rạp cưới phù hợp mà không cần phải tính lẻ từng bộ phận.
6. Lưu ý khi thuê rạp đám cưới
Rạp đám cưới thường được lắp đặt từ 1 - 2 ngày trước đám cưới, do đó nhiều gia đình sẽ cần chuẩn bị vô cùng gấp rút. Vì vậy, để giảm thiểu những nguy cơ phát sinh về rạp đám cưới xuống mức thấp nhất, các cặp đôi nên lưu ý về kích thước rạp, lựa chọn mẫu rạp và bên cung cấp dịch vụ phù hợp ngay từ đầu.
Xác định rõ kích thước dựng rạp
Với những cặp đôi dự định tổ chức đám cưới tại nhà, các bạn cần xác định rõ ràng và chính xác kích thước không gian mà bạn muốn dựng rạp cưới. Việc xác định rõ ràng diện tích rạp cưới sẽ giúp gia đình lựa chọn được số lượng khung rạp phù hợp và các mẫu rạp tương ứng. Chẳng hạn, nếu gia đình ở vùng ngoại thành và có không gian rộng, thì nên chọn rạp có kích cỡ lớn, khoảng 6x18m/khẩu độ cùng trụ cao 5m. Với không gian rộng như trên, các cặp đôi hoàn toàn có thể đa dạng trong việc trang trí từ hoa tươi, phông lớn, sảnh cưới rộng đến các dãy bàn lớn xếp dọc gọn gàng, ngăn nắp bên trong rạp cưới.
Trường hợp gia đình ở trong thành phố, có diện tích sân cưới hạn chế, các bạn nên chọn rạp kích cỡ vừa phải, tối thiểu phải đạt được chiều rộng tầm 3m và chiều dài tầm 4m. Với diện tích nhỏ, thì bạn nên chọn rạp đám cưới các tone màu sáng như trắng, pastel trung tính giúp tạo chiều sâu cho không gian cùng với cảm giác ấm cúng, lãng mạn. Các phụ kiện trang trí nhỏ xinh, đơn giản nhưng vẫn nên tạo điểm nhấn với các phụ kiện như hoa tươi, lụa, khăn, khung ảnh và ly tách.
Xác định số lượng bàn tiệc
Có rất nhiều kiểu khung rạp nên trước khi xem xét chi tiết, cô dâu chú rể cần xác định một số yếu cơ bản để tiết kiệm thời gian như xác định số lượng bàn tiệc để chọn kích thước rạp cưới. Lượng bàn tiệc, lượt đón khách sẽ quyết định quy mô rạp cần thiết để tránh tình trạng dựng rạp quá lớn hoặc quá nhỏ. Rạp quá lớn lại gây cảm giác trống trải, thiếu ấm cúng, quá nhỏ mà lượng khách đến không đảm bảo chỗ ngồi. Từ đó gây mất thiện cảm với quan khách về việc chủ nhà tiếp đón không chu đáo.
Chọn mẫu rạp cưới phù hợp với phong cách cá nhân
Việc lựa chọn mẫu rạp đám cưới phù đẹp không chỉ dựa trên xu hướng thị trường, các cặp đôi cũng nên cân nhắc cả sở thích và phong cách cá nhân của mình. Cụ thể, nếu bạn ưa thích phong cách tinh tế, lãng mạn, hãy tham khảo các mẫu rạp cưới màu trắng và màu hồng. Trường hợp sự sang trọng mới là sở thích của bạn, đừng ngại ngần lựa chọn các mẫu rạp cưới màu vàng, màu đỏ. Hoặc nếu bạn muốn ngày cưới của mình mang lại cảm giác lung linh, huyền ảo thì các mẫu rạp đám cưới tím sẽ là “chân ái”. Đối với những cô dâu yêu thiên nhiên, thích sự tươi mát và trong lành thì có thể chọn mẫu rạp với gam màu xanh.
Tìm hiểu trước các mẫu khung rạp
Để có được một sự lựa chọn phù hợp, bạn nên tìm hiểu trước các mẫu, màu sắc khung rạp đang được yêu thích hiện nay. Việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được được xu hướng và có được sự lựa chọn phù hợp. Tất nhiên, không phải đơn vị dịch vụ khung rạp cưới nào cũng cập nhật nhanh chóng các mẫu khung rạp mới nhất và có đa dạng các mẫu khung rạp cưới. Bởi điều này còn tùy thuộc vào quy mô, tài chính và lượng khách hàng của mỗi đơn vị. Do vậy, khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ khung rạp ngày cưới, bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề này.
Lựa chọn đơn vị lớn và có tên tuổi
Có rất nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ cưới hỏi, song không phải đơn vị nào cũng đem lại cho bạn một chất lượng dịch vụ đảm bảo và chất lượng. Vì vậy, để yên tâm hơn và nhận được một dịch vụ hài lòng, bạn nên ưu tiên lựa chọn đơn vị có quy mô hoạt động lớn và đã có tên tuổi trên thị trường.
Sử dụng dịch vụ của các đơn vị này, bạn không chỉ nhận được một chất lượng dịch vụ đảm bảo, tận tình, chu đáo; mà bạn còn nhận được một mức giá hợp lý. Thậm chí, các đơn vị kinh doanh khung rạp cưới lớn còn có các chương trình ưu đãi rất hấp dẫn, nếu thuê khung rạp cưới ở đây, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị. Khi lựa chọn nhà cung cấp rạp cưới, bạn nên xem xét từ 2 - 3 bên cung cấp về phong cách, các mẫu rạp của họ kèm giá tiền, các hạng mục cung cấp và khuyến mãi nếu có. Sau đó, hãy cân nhắc về phong cách ưa thích và ngân sách của mình để chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cặp đôi cũng có thể tham khảo review của các khách hàng đã sử dụng trước đó và hỏi thêm kinh nghiệm từ họ hàng, bạn bè thân thiết để lựa chọn được bên cung cấp phù hợp nhất.
Dễ dàng tháo lắp
Đây cũng là một tiêu chí bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn dịch vụ khung rạp cưới. Một bộ khung rạp dễ dàng tháo lắp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí lắp đặt, tháo dỡ. Trong trường hợp, bạn phải dời vị trí khung rạp thì cũng không khó khăn, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch ngày cưới hỏi của bạn.
Che mưa và che nắng tốt
Bạn sẽ không biết trước được thời tiết của ngày tổ chức đám cưới. Vì vậy, để đảm bảo có được một ngày cưới trọn vẹn, bạn nên lựa chọn mẫu khung rạp có thể sử dụng được cả trong trời nắng và trời mưa. Tất nhiên, về hình thức mẫu khung rạp vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và thiết kế.
7. Lưu ý khi dựng rạp đám cưới
Chắc chắn và an toàn
Đây là một trong những điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến đám cưới của bạn rất nhiều, đặc biệt là các khách mời đến tham dự đám cưới. Nếu khung rạp lỏng lẻo, không chắc chắn, không chỉ ảnh hưởng đến hình thức chung, mà còn gây nguy hiểm cho mọi người (trong trường hợp khung rạp bị đổ). Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ thuê khung rạp. bạn cần kiểm tra thật kỹ các đồ dùng, vật dụng xem có đảm bảo hay không; còn sử dụng được hay đã hư hỏng?,..
Không ai có thể đảm bảo trường hợp xấu nào có thể xảy ra, vì vậy, bạn nên cần cẩn thận nhất trong việc dựng rạp cưới để mọi việc diễn ra an tâm hơn.
Diện tích nơi dựng rạp
Diện tích hay vị trí dựng khung rạp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như mẫu mã khung rạp. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ ở gần nhất có thể. Ngoài ra, việc nắm bắt được chính xác diện tích nơi dựng rạp cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn kích thước, mẫu mã và kiểu dáng của khung rạp. Nắm được diện tích dựng sẽ dễ dàng hơn cho đơn vị cung cấp dịch vụ khi thi công. Xác định diện tích và vị trí dựng rạp trước để đảm bảo đường di chuyển thuận lợi cho đám cưới mà vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Giao thông và đường dây điện
Như các bạn cũng đã biết, khung rạp sẽ được lắp đặt ở bên ngoài khu vực nhà. Do vậy, việc lựa chọn khung rạp cũng cần để ý đến hoạt động đi lại ở khu vực đó cũng như đường dây điện ở phía trên. Kích thước khung rạp không cản trở giao thông của mọi người. Đồng thời, khung rạp khi lắp đặt cũng không vướng hoặc làm ảnh hưởng đến đường dây điện. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho mọi người khi tham gia đám cưới. Bạn có thể chia sẻ trước với đơn vị cung cấp dịch vụ khung rạp về đặc điểm giao thông và đường điện khu vực nhà bạn để họ có thể tư vấn cho bạn một giải pháp tốt nhất khi lựa chọn, lắp đặt khung rạp.
8. Có bắt buộc phải dựng rạp đám cưới tại nhà hay không?
Việc dựng rạp đôi khi cũng được hiểu ngầm như việc thông báo nhà sắp có việc lớn với mọi người xung quanh. Các đám cưới tổ chức lễ hoặc tiệc tại gia thì việc dựng rạp thường diễn ra nhưng không phải yêu cầu bắt buộc. Một số gia đình chọn tổ chức tiệc ngoài trời, chiều muộn thì tùy vào thời tiết mà chỉ cần sắp xếp bàn ghế, lễ đường mà không cần khung rạp. Điều này tương tự với một số đám cưới được tổ chức ngoài trời tại một số resort, khách sạn. Tuy nhiên, với các đám cưới tại nhà và đặc trưng của các gia đình Việt thì việc dựng rạp để đón khách là cần thiết nhằm đảm bảo không gian riêng tư và tính thẩm mỹ. Nhưng nếu diện tích gia đình không cho phép, hộ dân xung quanh không đồng ý dựng rạp ra khu đi lại chung hoặc sử dụng chung sân sinh hoạt... bất lợi trong việc căng dây điện, trang trí thì có thể không cần dựng rạp cưới mà chỉ cần trang trí trong nhà hoặc thuê hẳn một địa điểm khác thuận lợi cho việc bày trí tổ chức đám cưới.
9. Rạp đám cưới có thể dựng ở đâu?
Rạp đám cưới thường được dựng trong sân nhà với các gia đình có sân rộng, nhằm đón tiếp khách chu đáo hơn và nhiều người hơn. Một phông cưới, sân khấu nhỏ cũng thường được dựng luôn tại đây để thuận lợi cho việc làm lễ. Ngoài ra, với các hộ dân cư, nếu nhận được sự cho phép của ban quản lý và người dân xung quanh, có thể dựng rạp cưới dưới sân sinh hoạt chung, miễn đảm bảo vệ sinh trật tự sau khi dỡ rạp. Một số gia đình có thể dựng nhờ sân nhà hàng xóm, hoặc nhà văn hóa. Với các gia đình có điều kiện hơn, có thể thuê dựng rạp cưới ngoài trời tại các địa điểm du lịch hoặc khách sạn, khu nghỉ dưỡng được đặt theo dịch vụ khách sạn hoặc thuê riêng từ đơn vị bên ngoài.
Nói chung, không có yêu cầu bắt buộc nào trong việc nơi dựng rạp phải là địa điểm nào đó. Tuy nhiên, nơi dựng rạp cưới phải đảm bảo không gây mất mỹ quan, trật tự an ninh của khu vực gần đó, trật tự giao thông với người dân và nhận được sự cho phép từ các bên liên quan.
10. Nên giữ rạp đám cưới trong bao lâu thì gỡ?
Rạp cưới muốn để bao lâu thì tùy thuộc vào yêu cầu, mong muốn của gia chủ. Nhưng thông thường, để không gây bất tiện và tiết kiệm chi phí nhất, rạp cưới thường được dựng trước 1 ngày hoặc cùng ngày với ngày làm lễ ăn hỏi, sau đó sẽ giữ đến hết ngày lễ cưới chính. Như vậy, sẽ mất khoảng 2-3 ngày giữ rạp tại nhà. Với một số gia đình tổ chức ăn lại mặt hoặc một số buổi tiếp khách sau tại nhà thì có thể giữ lại một phần khu rạp cưới nhỏ để tiện thết đãi. Như vậy, thời gian giữ rạp cưới có thể sẽ dài hơn từ 1 tuần. Tuy nhiên, nếu gia đình nào dựng rạp cưới tại nhà ở các khu vực công cộng như mặt đường, sân khu dân cư thì không nên giữ rạp quá lâu để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao thông, cũng như không gian chung của mọi người. Dựng rạp lâu trong nhà cũng tạo nên một số bất tiện trong việc đi lại và tốn kém.
11. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới
Đám cưới là chuyện trọng đại của đời người. Theo truyền thống, để ngày này diễn ra suôn sẻ, không chỉ việc chuẩn bị phông rạp chu toàn mà còn phải kiêng kỵ một số điều nhất định để tránh đem lại điềm xui cho hôn lễ và tương lai của cô dâu, chú rể sau này:
Kiêng kỵ trong lễ cưới mẹ cô dâu tham gia rước dâu
Trong đoàn rước dâu người ta kiêng kỵ trong lễ cưới sự xuất hiện của mẹ cô dâu vì người ta quan niệm sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng. Do đó thường chỉ có bố đưa cô dâu sang nhà chồng.
Kiêng kỵ những người vía nặng không được vào phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, chính vì vậy, người ta kiêng kỵ những người sau không được vào phòng tân hôn bao gồm: Phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may cho đôi tân lang – tân nương.
Một số đồ vật không nên đặt trong phòng tân hôn
Bao gồm đồ vật đi hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí, vật sắc nhọn,… vì nó ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng, xét theo phong thủy thì nó tạo khí âm, không tốt cho việc khởi đầu một cuộc sống mới.
Kiêng kỵ cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ sau khi rước dâu
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, tuyệt đối không được quay đầu lại nhà cha mẹ mình hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Bởi nhiều gia đình quan niệm rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.
Kiêng khi làm lễ cưới mà chưa tổ chức lễ ăn hỏi
Đây là điều kiêng kỵ trong lễ cưới dành cho nhà gái. Thông thường, nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái. Ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ ấn định một lần cuối về ngày cưới. Trước lễ ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu không sẽ bị chê là “vô duyên”, “chưa ai hỏi mà đã cưới”.
Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền ngày nhau nên nhà gái khó tránh khỏi việc mời cưới trước.
Kiêng kỵ không được quên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường
Khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3, ngã tư, ngã 5, ngã 7 cô dâu phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau này cũng như giải trừ xui xẻo.
Kiêng dùng giường cũ làm giường tân hôn
Giường tân hôn cần mua giường mới (không nên dùng giường cũ) để tránh những điều không may sau này.
– Người trải chiếu hoa cho giường tân hôn phải nhờ người tốt vận (một phụ nữ trung niên, có gia đình ấm êm hạnh phúc, có đủ con trai, con gái) trải chiếu hoa giúp, như thế thì mới mong sinh con khỏe mạnh, dễ nuôi.
– Kiêng kỵ trong lễ cưới không cho người khác ngồi trên giường tân hôn vì như thế sẽ lấy hết lộc, đem lại những điều không may mắn cho đôi trai gái.